GIẤY LỌC CÀ PHÊ LÀ GÌ?HIỂU ĐÚNG VỀ GIẤY LỌC CÀ PHÊ

Chắc chắn khi nhắc đến giấy lọc cà phê chúng ta đều có thể dễ dàng liên tưởng đến vật dụng giấy như giấy báo, giấy viết, giấy lau chùi….Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn, nó chính là một tờ giấy nhưng thay vì để in, để viết, để gói đồ ăn, gói hàng thì nó dùng để lọc cà phê. Tức là nó sẽ giữ lại phần bã cà phê và cho phần nước cốt cà phê rơi xuống cốc bên dưới. Vậy nguồn gốc của giấy lọc cà phê? Giấy lọc cà phê có mấy loại? Để hiểu đúng về giấy lọc cà phê hãy cùng chúng tôi đọc hết bài viết này nhé!

NGUỒN GỐC CỦA GIẤY LỌC CÀ PHÊ

Vào những năm cuối thế kỷ 19, rất nhiều gia đình ở Đức thưởng thức cà phê bằng phương pháp đổ bột cà phê vào nồi nước đun sôi lên và chắt ra để uống. Bạn có thể hình dung cách chắt cà phê này giống như các cụ hồi trước vẫn chắt nước gạo để cho em bé ăn thay sữa. Nhưng những hạt gạo sẽ không dễ dàng bị trôi cùng nước gạo, còn những hạt cà phê thì khác dù chắt thế nào chúng vẫn trôi xuống theo những giọt cà phê.

Và hãy thử tưởng tượng nếu bạn uống tách cà phê mà có những hạt cà phê đắng ngắt lợn cợn trong miệng bạn sẽ khó chịu thế nào. Melitta Bentz cũng có cảm xúc khó chịu giống như vậy chính vì thế bà đã tìm đủ mọi cách để nghĩ ra cách giải quyết. Bà lấy những tờ giấy viết của con trai đặt lên chiếc nồi pha cà phê có đục lỗ sẵn bên dưới. Sau khi xong xuôi bà mới dùng phần bột cà phê đổ lên trên mặt giấy và rót nước lên cà phê. Nước cà phê sẽ nhỏ giọt xuống bên dưới cốc và bã cà phê thì được giữ lại bằng lớp giấy. Sau khi nước chảy hết bà chỉ cần gói bã cà phê vào tờ giấy đó và vứt đi.

Chưa hết, điều tuyệt vời hơn cả là khi bà uống ngụm cà phê bà mới thấy rằng đây là ly cà phê sạch nhất bà từng uống. Không còn những hạt lợn cợn, ít đắng và vô cùng mượt mà. 

Sau nhiều năm bà lại làm ra một chiếc phễu thay thế chiếc nồi đục lỗ. Với chiếc phễu mang tên mình, bà cùng chồng đã thành lập công ty rất nổi tiếng về dụng cụ pha chế cà phê-Melitta company. Cho đến những năm 1930, Bà Melitta mới bắt đầu thay đổi hình dạng giấy lọc như ban đầu thành dạng hình nón và được sử dụng rộng rãi từ năm 1936 đến nay. Đó là nguồn gốc ra đời của giấy lọc cà phê.

Đọc Thêm  TOP 12 QUÁN CÀ PHÊ SÁCH Ở SÀI GÒN (TP.HCM) ĐẸP NHẤT

HIỂU ĐÚNG VỀ GIẤY LỌC CÀ PHÊ

Có lẽ trong tất cả chúng ta, mỗi khi sử dụng giấy lọc cà phê đều chỉ quan tâm đến tác dụng của nó đối với công việc của mình. Ít ai thử một lần nghĩ xem giấy đọc cà phê được sản xuất ra sao? Nguyên liệu thành phần làm ra chúng có ảnh hưởng gì đến môi trường như thế nào? Hơn nữa, nguyên lý hoạt động của nó rất đơn giản đó là nó sẽ tách bã cà phê ra khỏi nước pha trong quá trình chiết xuất để tạo ra cà phê có vị sạch, ít hoặc không có cặn. Tuy nhiên,chất lượng thực tế của bộ lọc giấy cũng có thể thay đổi đáng kể. Mức độ dày và xốp khác nhau của giấy lọc sẽ thay đổi hiệu quả chiết xuất chất thơm và dầu từ cà phê xay, cuối cùng làm thay đổi hương vị vốn có của ly cà phê bạn pha.

Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé

CHẤT LIỆU GIẤY LỌC:

Giấy lọc được làm từ vật liệu thô như: rơm, có và gỗ. Khi bạn đã có nguyên liệu thô, các loại sợi cellulose thực vật này sau đó sẽ được ép nóng với nhau ở các mặt để tạo thành bất kỳ các loại hình dáng nào chúng ta cần.

Chiều dài sợi cellulose nguyên liệu thường quyết định độ xốp của giấy lọc, sau đó có ảnh hưởng đến các hợp chất và dầu được chiết xuất vào cốc cà phê. Ví dụ như tre có sợi dài nhất trong số các nguyên liệu thô phổ biến được sử dụng để sản xuất giấy lọc. Và bạch đàn có sợi ngắn nhất trong các loại bột giấy để sản xuất giấy lọc

ĐỘ DÀY CỦA GIẤY LỌC:

Các loại giấy lọc dày khoảng 0,28mm – theo thông số của nhà sản xuất, nên được sử dụng với cà phê thô xay và được rang nhẹ hơn.Ngược lại, giấy lọc mỏng hơn khoảng 0,15mm lý tưởng cho cà phê rang đậm hơn và được xay mịn, cả hai đều dễ chiết xuất– có nghĩa là tổng thời gian ủ cà phê ngắn hơn.

HÌNH DẠNG GIẤY LỌC:

Tiếp đến, bạn sẽ cần suy nghĩ về hình dạng của giấy lọc. Mỗi loại giấy lọc sẽ chứa một lượng nước và cà phê xay khác nhau, và mỗi loại sẽ phù hợp với một bộ lọc có hình nón hay đáy phẳng. Chẳng hạn như Hario V60 hay chemex là hai  trong số các loại bộ lọc có sử dụng bộ lọc hình nón phổ biến nhất hiện nay. Còn Kalita Wave sử dụng giấy lọc đáy phẳng thông thường.

Sự khác biệt về hình dạng giữa hai kiểu hình giấy lọc có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước trong suốt quá trình chiết xuất. Khi tốc độ dòng chảy thay đổi, nó làm thay đổi  tốc độ nước di chuyển qua cà phê xay, và dẫn đến khác biệt trong hiệu quả chiết xuất.

Đọc Thêm  MÁY PHA CÀ PHÊ ESPRESSO : CÁCH SỬ DỤNG, LOẠI NÀO TỐT

Dễ hiểu hơn đó là đối với loại cà phê rang nhạt giấy lọc đáy phẳng sẽ mang lại hương vị ngọt ngào như hương hoa, trong khi giấy lọc hình nón lại có vị nặng hơn một chút giống như vị quả mọng. Còn đối với loại cà phê rang đậm, khi sử dụng giấy lọc đáy phẳng sẽ cho ra hương vị giống như socola, gỗ, còn khi sử dụng giấy lọc hình nón sẽ tăng cường vị đắng. 

PHÂN LOẠI GIẤY LỌC CÀ PHÊ

Ngày nay cùng với sự phát triển của làn sóng cà phê thứ ba là sự ra đời của vô số các phương pháp pha chế, dụng cụ pha chế khác nhau. Giấy lọc cà phê cũng vậy, những người yêu thích pour over hẳn không thể thiếu đến loại dụng cụ này. Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật đã cho ra đời các loại giấy tinh vi và rất thuận tiện. Loại giúp giảm thiểu vị đắng, loại giúp tăng thêm hương vị của cà phê. Loại giấy lọc được tẩy trắng, loại không được tẩy trắng. Vậy đâu mới là loại giấy lọc tốt nhất hay hoàn hảo nhất chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé

Giấy lọc tẩy trắng (Bleached):

Có hai loại chất tẩy chính được sử dụng chính trong quá trình sản xuất giấy lọc là Clo và Oxy. Ngày nay, hầu hết các nhà sản xuất giấy lọc nghiêng về tẩy trắng bằng oxy. Giấy tẩy trắng bằng oxy phân hủy sinh học nhanh hơn, và thân thiện với môi trường hơn Clo.

Tôi nghĩ rằng không phải ai sử dụng cũng quan tâm đến vấn đề này. Các bạn có nhớ mình đã uống bao nhiêu ly cà phê có sử dụng chất tẩy trắng rồi hay không? Hoàn toàn đồng ý rằng một chút chất tẩy trắng không ảnh hưởng gì đến hương vị của cà phê và cũng an toàn cho người sử dụng nên không cần quá lo lắng hay vội vàng đổi loại giấy lọc khác.

Giấy lọc không tẩy trắng  (Unbleached)

Giấy lọc mộc hay còn được gọi với những cái tên như Raw Coffee Filter, Brown Coffee Filter. Đây là loại giấy lọc hình nón, có màu nâu tự nhiên thay vì trắng tinh như giấy thông thường nguyên nhân là do nhà sản xuất không sử dụng các bước tẩy trắng trước khi đưa  ra thị trường. Khác với giấy lọc tẩy trắng loại giấy lọc mộc này lại có ảnh hưởng khá nhiều đến hương vị cà phê nếu như bạn không tráng rửa trước khi pha cà phê. Ngược lại thì chúng đem lại cho bạn cảm giác khá thân thiện và an toàn. 

Các bạn nên nhớ giấy lọc đều được xử lý bằng công nghiệp qua các bước và có thành phần phức tạp như :

  • Cellulose: 40% – 50%
  • Hemicellulose: 10% – 55%
  • Lignin: 20% – 30%
  • Các hợp chất hữu cơ khác: 6% – 12%
  • Các hợp chất vô cơ: 0,3% – 0,8%
Đọc Thêm  THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ hàng đầu và nổi tiếng trong lĩnh vực cà phê tại Việt Nam hiện nay.

Các thành phần của giấy lọc cũng bị biến đổi và sản sinh các tạp chất trong quá trình chiết xuất khi tiếp xúc với nước nóng. Cà phê sẽ thích hợp chiết xuất ở nhiệt độ 92 – 96 độ C vì đây là nhiệt độ thuận lợi để hoà tan các chất có trong hoà tan các chất trong cà phê và các chất có trong giấy cũng sẽ bị biến đổi ở nhiệt độ này. Nếu bạn thử lấy 1 tờ giấy lọc mộc và rót nước nóng vào, phần nước thu được sau khi nước nóng đi qua giấy ta sẽ thấy nước có màu vàng nhạt và hơi có mùi gỗ ngâm ở đó. 

Làm ướt giấy lọc trước khi pha:

Trước khi tiến hành sử dụng giấy lọc cà phê chúng ta cần làm ướt, rửa sạch các tạp chất có sẵn trong giấy và đảm bảo nước chiết xuất của cà phê khi đi qua giấy lọc được “sạch sẽ”, chất lượng hương vị được đảm bảo, và đồng thời loại bỏ mùi của giấy lọc. Ngoài ra nó còn làm nóng dụng cụ pha giúp giấy lọc ôm khớp với phễu lọc. Loại bỏ những khoảng không giữa chúng. 

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn sẽ hỏi vậy giấy lọc nào phù hợp với tôi? Nên chọn giấy lọc trắng hay vàng?

Vâng câu trả lời là điều quan trọng là mua loại giấy lọc phù hợp và màu trắng, vàng, hay nâu cũng không thành vấn đề – điều này có lẽ hơi phản bác lại quan điểm trên của chúng tôi. . Tuy nhiên, khi đã hiểu về màu sắc của giấy, bạn nên đảm bảo chọn giấy lọc có kích thước phù hợp với phương pháp pha chế, tiếp theo là cân nhắc đến độ dày của giấy lọc. Giấy lọc mỏng hơn sẽ cho phép nước đi qua nó nhanh hơn nhiều (điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất). Ngược lại, với giấy lọc càng dày thì càng đắt tiền, nhưng chênh lệch chi phí không thực sự không quan trọng đến mức bạn có thể đánh đổi chất lượng của cà phê mà bạn thu về. 

Khi sử dụng giấy lọc bạn không nên quá quan tâm đến giá thành. Đắt hay rẻ không quan trọng, quan trọng là loại giấy lọc chất lượng để đảm bảo tính nhất quán và cũng là một cách đóng góp tốt hơn cho quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. Vì các bạn cần nhớ giấy được làm từ gỗ nên chúng ta cần sử dụng sao cho hợp lý. 

Cuối cùng các bạn cần nhớ, không phải khi chiết xuất cà phê cho ra vị không hoàn hảo như mình mong muốn là chúng ta đổ lỗi cho giấy lọc. Giấy lọc không quyết định và có ảnh hưởng tất cả đến hương vị của ly cà phê bạn chiết xuất. Quan trọng hơn hết bạn phải thành thạo trong kỹ năng rót nước, kiểm soát tốc độ dòng chảy trong quá trình chiết xuất cà phê.

Chúc các bạn hiểu và tìm được loại giấy lọc phù hợp. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi trong muôn vàn bài viết khác!

icaphe.vn

Bài viết này có hữu ích với bạn không ?

Trả lời