CÀ PHÊ ARABICA LÀ GÌ, SO SÁNH CÀ PHÊ ROBUSTA VÀ ARABICA

Ở tại Việt Nam các loại sản phẩm cà phê được bày bán rất đa dạng, từ nguồn gốc, xuất xứ, cách chăm sóc,.. Nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được hết chúng. Hôm nay, iCaphe sẽ nói về một dòng cà phê rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên thể giới. Đó là cà phê Arabica-một trong những tinh hoa cà phê của thế giới. Vậy cà phê Arabica là gì? Arabica và Robusta khác nhau như thế nào? Tất cả sẽ được iCaphe giải đáp trong bài viết này.

Cà phê Arabica nguyên chất
Cà phê Arabica nguyên chất

THÔNG TIN VỀ CÀ PHÊ ARABICA

XUẤT XỨ CỦA ARABICA

Cà phê Arabica hay còn gọi với cái tên phổ biến khác là cà phê chè. Đây là loại cà phê với đặc điểm có lá nhỏ, cây thấp nhìn bên ngoài giống cây chè của Việt Nam. Hạt cà phê Arabica có xuất xứ từ phía Tây Nam của Ethiopia thuộc châu Phi và được phổ biến, nhân giống rộng rãi. Loại cà phê này được những người Pháp, người Hà Lan đưa đi và lan rộng khắp thế giới. Hiện nay, hai vùng trồng nhiều Arabica nhất là ở Colombida và Brazil.

Cái nôi của Arabica
Cái nôi của Arabica

Đây là giống cà phê có sản lượng đứng đầu thế giới. Chiếm đến 70% tổng sản lượng cà phê trên toàn cầu. Giá trị giao thương khổng lồ chỉ đứng sau sản phẩm dầu mỏ. Tuy nhiên ở nước ta sản lượng Robusta lai chiếm phần nhiều hơn so với Arabica.

NÉT ĐẶC TRƯNG 

Cây Arabica ưa sống ở những khu vực vùng núi cao. Vì vậy thường được trồng ở độ cao từ 1000 đến 1490m so với mực nước biển. Khi trưởng thành có chiều cao từ 4 đến 6m. Cây cà phê Arabica có tán lá nhỏ, lá hình ovan, màu xanh đậm. Quả có hình bầu dục hơi méo, mỗi quả chỉ chứa 2 hạt cà phê. Hương thơm của loại này cực kỳ đặc trưng khi được rang và xay ở nhiệt độ cao.

Hình ảnh cây Arabica ngoài thực tế
Hình ảnh cây Arabica ngoài thực tế

Nét đặc trưng không hòa lẫn của cà phê Arabica chính là có vị chua thanh xen nhẹ vị đắng. Khi dùng, màu nước nâu nhạt, vô cùng trong trẻo và bắt mắt. Từ xa xưa, loại cà phê Arabica đã được đánh giá là nguyên liệu chính cho các hãng cà phê trên thế giới. Hiện nay nó được sử dụng để có thể chế biến và làm nhiều món ăn khác nhau.

PHÂN LOẠI

Hiện nay có 2 loại phổ biến từ cà phê chè đó là:

  • Cà phê Moka: là một nhánh thuộc chi Arabica, thường được trồng phổ biến ở Đà Lạt, Lâm Đồng, vùng cao nguyên. Một trong những vùng đất trồng tốt nhất loại cà phê này và trở thành một đặc sắc rất nổi tiếng đó chính là Cầu Đất. Với sản phẩm Moka Cầu Đất được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Hạt Moka tương đối nhỏ, cứng, màu sắc từ vàng lục đến vàng nhạt. Ở Việt Nam còn có tên khác là cà phê Mocha, với nguồn gốc từ Mocha, Yemen.

Tìm hiểu thêm về giống cà phê Moka, vì sao nó lại có giá rất cao, ít nơi bán, lưu ý để không mua phải hàng kém chất lượng: https://icaphe.vn/ca-phe-moka

  • Cà phê Catimor: là sự hòa quyện giữa 2 dòng cà phê là cà phê Timor và cà phê Catura. Cà phê Catimor chính là cà phê Arabica hay cà phê chè. Đây là loại cà phê có hương thơm và mùi vị đậm đà. Khi uống sẽ có sự hòa quyện giữa vị đắng nhẹ, chua thanh và ngọt hậu rất khác biệt.
Đọc Thêm  NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC NGÂM Ủ CÀ PHÊ-MẸO NGÂM Ủ CÀ PHÊ ĐÚNG CÁCH

SO SÁNH CÀ PHÊ ARABICA VÀ ROBUSTA

So sánh Arabica và Robusta
So sánh Arabica và Robusta

Trước hết, đặc điểm chung của Arabica và cà phê Robusta chính là có thể trồng ở những vùng khí hậu ôn hòa. Chúng cực kỳ nhạy cảm với những sự thay đổi của thời tiết. Hơn hết, những loại cà phê này vô cùng dễ đóng băng ở những thời tiết giá lạnh, điều này có thể gây thiệt hại và kéo dài trong nhiều năm. Đây là những đặc điểm chung của hai loại cà phê này.

ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI

Cà phê Arabica được xem là loại cà phê chè, đây là một trong những cà phê chiếm khoảng 70% sản lượng hàng năm của Thế Giới. Trong khi đặc điểm sinh học đặc trưng của Arabica là thích hợp với nhiệt độ từ 15 0 23oC, trồng ở những vùng núi cao trên 1000m và sản lượng khá thấp.
Trong khi đó, cà phê Robusta được xem là cà phê vối, chiếm sản lượng đến 90% tại Việt Nam. Loại cà phê này thích hợp trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới. Đem đến năng suất cao và đảm bảo được kinh tế cho nhiều bà con.

ĐIỀU KIỆN TRỒNG

Cà phê Arabica có chiều cao cây thấp hơn so với cà phê Robusta, chỉ cao từ 2,5 đến 4,5m. Vì vậy thường được trồng ở những nơi có độ cao so với mực nước biển từ 800m trở lên, nhiệt độ chỉ từ 15 đến 24oC, lượng mưa hằng năm từ 1200 đến 2200mm.
Với những điều kiện trồng như thế này, cà phê Arabica có những tiêu chuẩn canh tác khó hơn, năng suất kém hơn so với cà phê Robusta. Vì vậy mà giá bán trên thị trường cao gần gấp đôi. Về năng suất, mỗi cây cà phê Arabica sẽ cho từ 1 – 5kg trên mỗi mùa vụ.  Trong khi đó giống cà phê Robusta có thể cho năng suất gấp đôi. Đây có lẽ là lý do để giống cà phê Arabica luôn có mức giá cao hơn.

HÌNH DẠNG HẠT

So sánh hạt cà phê Robusta và hạt cà phê Arabica
Sự khác biệt giữa hạt cà phê Robusta và hạt cà phê Arabica

Hạt Arabica có hình dáng dài hơn Robusta, màu sắc có phân tươi tắn hơn. Và đặc biệt đường rãnh giữa không thẳng như Robusta mà sẽ hơi cong nhẹ.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Để nhận thấy sự khác biệt về hương vị và những đặc trưng của hai loại. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc so sánh thành phần hóa học có trong mỗi hạt cà phê. Cụ thể là chất béo, đường, axit cũng như các nhóm dinh dưỡng tồn tại quyết định đến hương vị và chất lượng của từng loại.

Đường và lipid

Trong khi Arabica có chứa nhiều hơn lipit và nồng độ đường gấp đôi so với Robusta. Đây là loại đường quan trọng trong quá trình rang, từ đó hình thành nên một số hợp chất thơm quan trọng quyết định đến hương vị tổng thể nói chung. Cũng chính vì điều này mà cà phê Arabica được đánh giá cao hơn về độ thơm ngon và đậm vị
Ngược lại, Robusta có hàm lượng dầu thấp mang đến khả năng ổn định lớp crema trong pha chế Espresso tốt hơn. Cũng chính vì thế mà lớp bọt vàng óng dánh được xem là tiêu chuẩn của Espresso. Tạo nên độ ngon và hấp dẫn trong pha chế.

Đọc Thêm  AMERICANO LÀ GÌ, CÁCH PHA CHẾ VÀ CÓ GIÁ BAO NHIÊU ?

GCA và Caffeine

Vị đắng của cà phê sẽ được quyết định bởi thành phần chính là Caffeine và Axit Cholorogen. Và thực tế, Robusta có chứa gấp đôi thành phần Caffeine. Nên loại cà phê này sẽ đắng hơn so với Arabica. Cũng nhờ hàm lượng Caffeine cao giúp chúng chống lại các bệnh và vi nấm sinh sôi nảy nợ, tránh được khí hậu nóng ẩm, ngăn ngừa các căn bệnh xuất hiện trên cây cà phê. Từ đó, cà phê Robusta được đánh giá là dễ trồng hơn, năng suất cao hơn so với loại Arabica.

HƯƠNG VỊ VÀ MÙI THƠM

Với việc lên men trong quá trình chế biến Arabica. Vì vậy mà vị của loại cà phê này sẽ hơi chua, vị chua này không phải là vị chua gắt như chanh mà là vị chua thanh thanh và sẽ chuyển dần sang vị đắng. Đây được gọi là “hậu vị” trong thưởng thức cà phê. Ngoài ra, Cà phê Arabica cũng chỉ chứa hàm lượng caffeine khoảng 1,5% và có hương thơm nồng. Trong khi đó, Robusta không có vị chua mà đắng hơn, mùi ít thơm hơn. Hàm lượng caffeine cũng cao hơn lên đến 2,5 %.

Hương vị của ly cà phê Arabica
Hương vị của ly cà phê Arabica

Thông thường, để so sánh hai loại Arabica và Robusta sẽ khiến nhiều người băn khoăn và không dễ dàng phân định. Thế nhưng, xét về hương thơm, sự nồng nàn và quyến rũ Arabica luôn được đánh giá cao hơn. Thế nhưng, mỗi loại sẽ có những nét đặc trưng riêng và vì thế nên sẽ có lượng người yêu thích khác nhau. Tùy theo nhu cầu, sở thích của từng người mà có thể quyết định sẽ chọn cà phê Arabica hay Robusta.

MÀU SẮC KHI RANG

Theo nhiều nghiên cứu, các loại cà phê có thành phần cafein nhiều hơn sẽ có màu sắc nhạt. Theo đó, Arabica sẽ có màu sắc đậm và vẻ ngoài bóng loáng rất đẹp mắt. Trong khi đó, Robusta có màu hơi nhạt và có vẻ ngả sang màu vàng do nhiều thành phần cafein hơn, Cao gấp đôi cà phê Arabica. Đây là một trong những yếu tố cơ bản có thể phân biệt hai loại trên.

GIÁ CẢ

Để có thể dễ dàng phân loại Arabica và Robusta, chúng ta có thể xem xét ở góc độ giá cả. Mặc dù đều được đánh giá là hai loại cà phê ngon với những hương thơm đặc trưng khó lẫn. Tuy nhiên, xét về mặt chất lượng cũng như độ yêu thích, Arabica luôn được đánh giá cao hơn.
Cũng chính vì điều này mà hiện nay giống cà phê Arabica được đánh giá cao gấp đôi so với giá cà phê của Robusta.

CÁCH CHẾ BIẾN

Sẽ rất ít người để ý và chú trọng đến điểm khác biệt về cách chế biến của hai loại. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp phân loại dễ dàng.

  • Arabica: Sau khi thu hoạch, bà con cho lên men rồi rửa sạch và sấy. Vì đã có được độ chua đặc trưng nên ngay sau khi nhận thấy vị chua, bạn sẽ thấy được thêm vị trắng. Trong quá trình sử dụng loại cà phê này người dùng sẽ được chuyển đổi vị giác một cách linh hoạt.
  • Robusta: Loại quả này sẽ có kích thước bé hơn so với Arabica. Vì thế nên sau khi thu hoạch sẽ có thể sấy luôn mà không cần thiết khâu lên men. Vì thế loại cà phê này đắng hơn, khi uống vị giác sẽ có cảm giác mạnh hơn so với Arabica. Trong khi nhiều người thích sự nhẹ nhàng của cà phê Arabica cũng có rất nhiều trường hợp yêu thích sự mạnh mẽ và đậm đà của Robusta
Đọc Thêm  CÀ PHÊ ĐÁ CÓ BAO NHIÊU LOẠI, CÁCH PHA CHẾ RA SAO ?

CÀ PHÊ ARABICA CÓ VỊ GÌ?

Hình ảnh thực tế ly Cà phê Arabica
Ly cà phê Arabica chuẩn vị

Như đã trình bày ở trên, Arabica sẽ có vị chua thanh thanh. Đây cũng được xem là sự khác biệt về mặt hương vị của loại cà phê này. Vị chua thanh này sẽ chuyển dần sang vị đắng, đây được xem là hậu vị mà chỉ khi một lần thưởng thức Arabica bạn mới cảm nhận hết được. Và điều này chính là sự khác biệt với loại cà phê Robusta chỉ với vị đắng đơn thuần khi thưởng thức. Vì vậy trộn Arabica và Robusta lại với nhau theo tỷ lệ phù hợp để tạo ra hương vị vừa đậm đắng vừa thanh chua.
Cà phê Arabica với màu nước nâu nhạt và trong trẻo như hổ phách. Đây chính là nguồn nguyên liệu được các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên Thế giới lựa chọn. Thêm vào đó là mùi thơm nồng nàn, quý phái và thanh tao mang đến những cảm giác khoan khoái cho người thưởng thức.

CÀ PHÊ ARABICA GIÁ BAO NHIÊU

Hiện tại giá bán Cà phê Arabica trên thị trường sẽ có sự khác nhau tùy vào mỗi khu vực và thường có giá đắt hơn so với cà phê Robusta. Giá bán trung bình vào khoảng 250 nghìn đồng/kg, loại Culi Arabica có giá 280 nghìn/kg và đặc sản Moka Cầu đất có giá từ 600 nghìn/kg.

Đơn cử loại cà phê Arabica Cầu Đất chúng tôi đang cung cấp giá 400k/kg, rang mộc, không tẩm ướp, đậm vị nguyên thủy. Luôn có sẵn hạt, và xay pha phin và pha máy theo yêu cầu. Bạn có thể đặt hàng qua hotline 0937.30.37.87 (Call, Zalo)

QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÀ PHÊ ARABICA

Cà phê Arabica thông thường sẽ được chế biến theo quy trình chế biến ướt, theo đó phần vỏ và thịt sẽ được loại bỏ trước khi làm khô hạt, cụ thể như sau :

  • Bước 1 : Thu hoạch về tiến hành rửa sạch. Kế đến, phân loại trái và loại bỏ những phần tạp chất bằng nước và máy chuyên dụng.
  • Bước 2 : Tiến hành loại bỏ phần vỏ và thịt bằng máy chuyên dụng xát trái. Đồng thời lọc bỏ phần nhớt khỏi hạt Arabica.
  • Bước 3 : Công đoạn lên men với enzyme tự nhiên và chế phẩm enzyme bổ sung. Sau đó rửa sạch đi bằng nước.
  • Bước 4 : Đem đi sấy khô với độ ẩm xuống khoảng 12% bằng phương pháp phơi trên sân bê tông hoặc sấy khô bằng điện. Công đoạn này phải được kiểm soát chặt chẽ để đạt được chất lượng tốt nhất.
  • Bước 5 : Công đoạn đưa vào kho bảo quản, tiếp theo là đem đi xay xát để lấy nhân cà phê Arabica.
  • Bước 6 : Có thể tiếp tục rang và xay cho nhân cà phê Arabica.

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chúng ta có thể hiểu hơn về xuất xứ, đặc trưng của cà phê Arabica. Với độ thơm ngon và hương vị khó cưỡng mà cà phê này mang lại. Và với những người sành cà phê chắc chắn sẽ hiểu hơn về những giá trị lớn mà Arabica mang lại. Tin chắc, nếu lựa chọn và sử dụng cà phê Arabica chất lượng sẽ giúp mỗi người hiểu hơn về các đặc trưng của loại cà phê đặc biệt này.
Mã bài viết 45339

Bài viết này có hữu ích với bạn không ?

Để lại một bình luận

Cookie được sử dụng bởi trang web này để cải thiện dịch vụ chúng tôi có thể cung cấp cho bạn. Bằng cách tiếp tục duyệt trang web, chúng tôi sẽ cho rằng bạn hài lòng khi trình duyệt web của bạn nhận được tất cả cookie từ trang web của chúng tôi. Vui lòng xem trang Chính sách Bảo mật của chúng tôi để biết thêm thông tin về cookie được icaphe.vn sử dụng