CAFE CÓC LÀ GÌ
Cà phê cóc hay còn có tên cà phê vỉa hè là một trong những mô hình cà phê đang được ưu chuộng và nhiều người hướng đến. Với chi phí bỏ ra thấp cùng đối tượng khách hàng đa dạng, nhiều thành phần, cà phê cóc luôn chiếm một chổ đứng nhất định trong kinh doanh lĩnh vực quán cà phê. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ về mô hình kinh doanh này, cần bao nhiều vốn để mở, có các chi phí nào và những kinh nghiệm nào để kinh doanh cà phê cóc thành công…sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết này.
MỞ QUÁN CAFE CÓC CẦN BAO NHIÊU TIỀN
Đối với kinh doanh quán cà phê cóc, chi phí bạn cần bỏ ra cụ thể sẽ dao động khoảng từ 50 triệu đến 60 triệu đồng cho khoản đầu tư ban đầu. Vậy cụ thể sẽ bao gồm những loại chi phí nào khi kinh doanh cà phê cóc.
CHI PHÍ MẶT BẰNG
Đây chắc chắn sẽ là chi phí đầu tiên khi kinh doanh bất kì mô hình cà phê nào. Đặc biệt khi kinh doanh quán cà phê cóc thì mặt bằng cũng được xem trọng hơn cả. Để được kinh doanh thuận lợi, bạn nên lựa chọn những khu vực gần các mặt đường, gần khu cơ quan công sở, công viên, trường học…Hoặc nơi tập trung nhiều người lao động như công nhân, sinh viên, xe ôm, ba gác…
Mặt bằng của quán cà phê cóc cũng không cần quá lớn nhưng nên có phần diện tích vỉa hè rộng cùng phần không gian thông thoáng, mát mẻ. Thông thường đối với những loại mặt bằng dạng này thường có diện tích dao động chỉ khoảng từ 18 đến 20m2, giá thuê cũng dao động từ 7 đến 8 triệu mỗi tháng.
CHI PHÍ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ
Đây cũng là một trong những loại chi phí quan trọng khi mở quán kinh doanh cà phê cóc, các khoản mua sắm cụ thể như sau :
+ Phin pha chế cà phê các loại : 500 nghìn đến 600 nghìn
+ Bàn nhựa từ 15 đến 20 cái : 4 đến 5 triệu
+ Ghế nhựa từ 50 đến 100 cái : 3 đến 4 triệu
+ Các loại ly như ly thủy tinh, cốc cà phê, ly lùn… với số lượng khoảng từ 50 đến 60 cái : có chi phí khoảng 2 triệu
+ Thìa, muỗng, ống hút, dao thớt, chén đĩa… khoảng từ 600 nghìn đến 800 nghìn
+ Máy xay sinh tố, máy ép trái cây, máy vắt, máy lọc nước… : khoảng 4 triệu
+ Tủ lạnh : khoảng 6 đến 7 triệu
+ Các vật dụng khác như khay bưng, thùng đá, thùng rác, bình lắc, hủ rắc… : khoảng 1 triệu.
+ Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm máy pha cà phê với giá khoảng từ 5 đến 7 triệu.
Vậy tổng chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị kinh doanh quán cà phê cóc sẽ dao động trong khoảng từ 25 đến 32 triệu đồng. Và khoản chi phí mua sắm trang thiết bị sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các khoản chi phí để đầu tư quán cà phê cóc.
CHI PHÍ MUA SẮM NGUYÊN VẬT LIỆU
Ngoài ra, bạn phải nhập thêm một số nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cà phê của mình, cụ thể như sau :
+ Khoảng 10 kí cà phê hạt có giá khoảng từ 2 đến 3 triệu
+ Các loại sữa như sữa đặc, sữa tươi, sữa không đường : khoảng 1 đến 2 triệu
+ Các chai Syrup các loại : khoảng 2 đến 4 triệu
+ Các loại trà khác nhau như trà đen, trà lipton, trà ô long… : từ 600 nghìn đến 800 nghìn
+ Các loại trái cây tươi : khoảng 1 đến 2 triệu
+ Các nguyên liệu khác như : đường, bạc hà, húng quế… : Khoảng 400 nghìn
Tổng chi phí để mua sắm nguyên vật liệu cho kinh doanh quán cà phê cóc sẽ vào khoảng từ 6 đến 8 triệu.
CHI PHÍ TRANG TRÍ
Đối với quán cà phê cóc, các chi phí liên quan đến trang trí quán thường không quá nhiều cũng như không cần quá cầu kì, chỉ cần một bảng hiệu gồm tên quán và các món đồ uống với chi phí bỏ ra khoảng từ 5 đến 7 triệu. Ngoài ra, nếu thuê lại các mặt bằng cửa hàng sẽ phát sinh thêm các khoản chi phí cho tu bổ, thông thường sẽ vào khoảng từ 3 đến 4 triệu.
CÁC CHI PHÍ KHÁC
Ngoài ra, khi kinh doánh quán cà phê cóc sẽ phải phát sinh thêm các khoản chi phí khác như :
+ Tiền điện: khoảng từ 2 đến 3 triệu mỗi tháng
+ Tiền nước : khoảng từ 1 đến 1,5 triệu mỗi tháng
+ Tiền mạng internet : từ 500 đến 700 nghìn mỗi tháng
+ Tiền thuê thêm nhân viên (nếu có) từ 4 đến 6 triệu mỗi tháng
+ Các khoản chi phí sữa chữa những trang thiết bị, đồ dùng vật liệu : khoảng từ 10 đến 15 triệu
+ Khoản tiền dự phòng kinh doanh (nên có) : từ 30 đến 50 triệu
KINH NGHIỆM KINH DOANH QUÁN CAFE CÓC
LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ
+ Khi nào mở cửa
+ Các loại chi phí nào phát sinh
+ Cần mua những trang thiết bị, nguyên vật liệu gì
+ Những đối tượng khách hàng nào sẽ đến quán
+ Dự kiến lãi và lỗ như thế nào
….
TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG
Việc tìm hiểu thị trường là một bước rất quan trọng nhằm xác định cụ thể những ai sẽ là khách hàng của mình, sở thích và thói quen hàng ngày của họ là gì…Càng tìm hiểu chi tiết về khách hàng tương lại bạn càng dễ dàng tìm ra được những nhu cầu và đáp ứng cho họ.
Ví dụ đối với quán cà phê cóc, bạn có thể đi tìm hiểu thị trường và xác định những khách hàng của mình là những người trung tuổi, các bác lái xe, công nhân viên chức hay những người giới trẻ, học sinh, sinh viên…
Kinh nghiệm của chúng tôi khi kinh doanh quán cà phê cóc thành công đó là phải xác định được và cụ thể đối tượng khách hàng sẽ đến quán là những ai, thói quen và sở thích của họ là gì.
LỰA CHỌN LOẠI HÌNH QUÁN CÀ PHÊ CÓC
Mặc dù là cà phê cóc nhưng sẽ có các loại hình cụ thể khác nhau như : cà phê xe đẩy, cà phê bệt, cà phê cóc thời xưa, cà phê có bóng đá…
Việc lựa chọn loại hình như vậy sẽ giúp bạn đánh giá được sự phù hợp ra sao với đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như sắm sửa được những trang thiết bị cần thiết.
CHỌN ĐỊA ĐIỂM PHÙ HỢP
Địa điểm kinh doanh quán cà phê cóc cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công khi mở quán, theo kinh nghiệm của chúng tôi, quán cà phê cóc nên được đặt ở những nơi gần các mặt đường hay khu vực cơ quan công sở, công viên…những địa điểm hay tập trung đông những người lao động, những người trung tuổi, gần các chợ hay địa điểm đông dân cư…
Ngoài ra, địa điểm để kinh doanh quán cà phê cóc cũng không cần quá rộng, tuy nhiên cần có sự thoáng đáng, mát mẻ, tận dụng các khu vực vỉa hè lại càng tốt. Bởi khách hàng là những người ưa chuộng sự thoáng đãng, có view nhìn ra đường, không cần quá cầu kì như ở các quán cà phê kín máy lạnh.
TÊN QUÁN DỄ NHỚ
Đặt một cái tên cho quán cà phê cóc của bạn với sự đơn giản, dễ nhớ, dễ đọng lại trong đầu khách hàng hơn là việc đặt những tên dài, khó nhớ, chơi chữ…Ngoài ra, nên dựa vào phần lớn đối tượng khách hàng hay đến quán để có cái tên sao cho phù hợp nhất.
LỰA CHỌN CÁC MÓN ĐỒ UỐNG VÀ LÊN MENU
Menu đồ uống của quán cà phê cóc là các món phổ biến, được ưu chuộng rộng rãi như cà phê đá, cà phê đen, cà phê sữa, các loại sinh tố như sinh tố dâu, sinh tố dằm, các loại trà…Mức giá cùng phải bình dân, vào khoảng từ 10 đến 20 nghìn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi kèm thêm các món ăn vặt như hạt dưa, hạt hướng dương…
ĐỒ UỐNG NGON
Để có thể có chổ đứng vững chắc trong lòng khách hàng thì đồ uống ngon cùng giá bán phải chăng chính là điểm quyết định được quán cà phê cóc của bạn có thể hoạt động lâu dài hay không. Đây chính là sự khác biệt, tạo ra được những khách hàng quen, mối ruột của quán mỗi ngày. Để có được đồ uống cà phê ngon thì khâu chuẩn bị nguyên vật liệu cùng kĩ năng pha chế của bạn là điều quan trọng nhất.
Ngoài ra, trong điều kiện cho phép bạn có thể đăng kí tham gia các khóa học pha chế cà phê nhằm mang đến những loại đồ uống hấp dẫn hơn, mới lạ hơn cho khách hàng. Ngoài ra còn tạo được sự tự tin và thành thục khi bắt đầu vào quá trình kinh doanh quán cà phê cóc.
PHỤC VỤ NHANH CHÓNG
Đối với mô hình quán cà phê cóc, đòi hỏi thời gian phục vụ phải nhanh do đa phần nhiều khách hàng chỉ dành ít phút để có thể thưởng thức món đồ uống và tiếp tục công việc. Chính vì vậy nếu như lượng khách đến quán quá đông, bạn nên chuẩn bị thêm phương án tuyển thêm nhân viên nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nhanh chóng nhất, không làm mất khách vì chờ quá lâu.
CHUẨN BỊ CÁC GIẤY TỜ PHÁP LÝ CẦN THIẾT
Nhiều người nhầm tưởng rằng việc kinh doanh quán cà phê cóc không cần phải đăng kí giấy phép gì cả. Tuy nhiên theo đúng quy định của pháp luật, mô hình quán cà phê cóc cũng cần phải có những giấy tờ cần thiết,cụ thể là giấy phép đăng kí kinh doanh và giấy phép an toàn thực phẩm. Hãy chuẩn bị sẵn những giấy tờ cần thiết này để khi cơ quan chức năng kiểm tra sẽ không tác động tiêu cực đến việc kinh doanh của quán.
QUẢNG BÁ QUÁN RỘNG RÃI
Là khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là làm sao cho quán cà phê cóc của bạn được nhiều người biết đến. Bạn có thể làm thêm biển hiệu, phát tờ rơi xung quanh khu vực hoặc tận dụng triệt để các kênh mạng xã hội như facebook, zalo, instagam….để những người xung quanh quán của bạn có thể biết đến và ghé vào thưởng thức khi có dịp.
WIFI MARKETING – GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO KHÁCH SẠN, NHÀ HÀNG VÀ QUÁN CÀ PHÊ
Giá cà phê hôm nay 18/7:Cà phê Việt khó càng thêm khó
Giá cà phê hôm nay ngày 14/07/2022: Robusta đảo chiều
Giá cà phê hôm nay 13/7: Brazil xả hàng, Robusta điêu đứng
Giá cà phê hôm nay 11/7: thị trường cà phê nội địa lặng sóng
Giá cà phê hôm nay 10/7: Liên tục sụt giảm trong tuần qua
Giá cà phê hôm nay 9/7: giá nội địa tăng 400 đồng/kg
CÀ PHÊ CÓ KHẢ NĂNG LÀM GIẢM NGUY CƠ CHẤN THƯƠNG THẬN CẤP TÍNH